Bằng việc áp dụng đồng thời các phương pháp chọn giống truyền thống và phương pháp chọn giống hiện đại (chọn lọc truyền thống, ghép đôi giao phối, áp dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong nghiên cứu các đa hình gene quy định một số tính trạng về sinh sản và sinh trưởng …), các nhà khoa học của Trường Đại học Nông lâm đã nghiên cứu và lai tạo thành công nhiều dòng lợn rừng lai đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường về chất lượng (thịt thơm ngon, giòn…), đồng thời đáp ứng được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật (đẻ nhiều con/lứa; lớn nhanh hơn lợn rừng sống trong tự nhiên…).
- Xuất xứ của công nghệ
Năm 2006, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên thực hiện dự án "Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn địa phương bán hoang dã tại huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn". Dự án được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu của các nhà khoa học trường đại học Nông Lâm về nhóm lợn rừng lai giữa lợn đực rừng tự nhiên và lợn nái địa phương.
Nhóm lợn rừng lai này hình thành do phương thức nuôi thả rông lợn nái địa phương, khi động dục được lợn đực rừng phối giống. Nhóm lợn rừng lai này được người dân nuôi thịt, có chất lượng rất ngon, tỷ lệ nạc cao hơn lợn địa phương, vì vậy rất được người dân ưa chuộng. Đồng thời, quy trình chăn nuôi lợn bán hoang dã đã được xây dựng và thử nghiệm không những đem lại hiệu quả chăn nuôi lợn rừng lai cao mà còn rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi của người dân địa phương.


Lợn đặc sản Nuôi thịt
Từ kết quả nghiên cứu thu được, các nhà khoa học của Trường Đại học Nông Lâm đã nhập các nhóm lợn rừng lai về nuôi tại Trại chăn nuôi động vật hoang dã xã Tức Tranh huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên để tiếp tục tạo ra những dòng lợn lai có chất lượng cao. Thông qua áp dụng công nghệ chọn giống (chọn lọc truyền thống, áp dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong nghiên cứu các đa hình gene quy định một số tính trạng về sinh sản và sinh trưởng, ghép đôi giao phối…), đến nay đã có những dòng lợn đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường về chất lượng (Thịt thơm ngon, giòn…), đồng thời đáp ứng được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật (đẻ nhiều con/lứa; lớn nhanh hơn lợn rừng sống trong tự nhiên…).


Đẻ nhiều con/lứa, lớn nhanh hơn lợn rừng sống trong tự nhiên…)
- Một số thông tin chính của công nghệ
- Thiết kế một cơ sở chăn nuôi lợn đặc sản đảm bảo an toàn vệ sinh thú y và môi trường, quy mô:
(a) 3-4 lợn nái và 1 lợn đực giống, mỗi năm sản xuất 30-40 lợn thương phẩm;
(b) 10-12 lợn nái, 1 lợn đực giống, mỗi năm sản xuất 120-140 lợn thương phẩm;
(c) 20-30 lợn nái, 2-3 lợn đực giống, mỗi năm sản xuất 250-350 lợn thương phẩm.
- Quy trình công nghệ chăn nuôi lợn sinh sản theo hướng đặc sản đảm bảo an toàn sinh học (Bao gồm cả các giải pháp nâng cao năng suất sinh sản của lợn).
- Quy trình công nghệ chăn nuôi lợn con
- Quy trình công nghệ chăn nuôi lợn thương phẩm (Bao gồm cả các giải pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm - Sản phẩm hữu cơ).
- Cung cấp lợn rừng giống
- Địa bàn đã triển khai/số lượng nông dân đã áp dụng
Hiện nay, cả nước mới chỉ có khoảng 20 trang trại nuôi lợn rừng với quy mô lớn và hàng trăm hộ nuôi với số lượng ít, kéo dài từ Nam ra Bắc. Trong đó, với công nghệ chăn nuôi lợn đặc sản của nhóm nghiên cứu trường Đại học Nông lâm đã triển khai thành công tại một số tỉnh thành như:
- Tại tỉnh Bắc Kạn: Đang tiến hành tại 3 huyện vùng cao (Ba Bể, Ngân Sơn, Pác Nặm), Tổng số 40 hộ gia đình tham gia (quy mô chăn nuôi phổ biến 3-4 lợn nái và 1 lợn đực giống); trong đó có 3 hộ chăn nuôi quy mô 10 nái và 2 lợn đực giống).
Năm 2012, bắt đầu triển khai tại thị xã Bắc Kạn cho 5 mô hình, mỗi mô hình 10 lợn nái và 1 lợn đực giống.
- Tại tỉnh Tuyên Quang: Đang triển khai áp dụng cho 5 hộ gia đình, mỗi hộ gia đình nuôi 10 lợn nái và 1 đực giống
- Tại tỉnh Cao Bằng, Lao Cai, Phú Thọ, Lạng Sơn đã chuyển giao cho 12 hộ nuôi quy mô nhỏ (3-4 lợn nái và 1 lợn đực giống).
- Tại Thái Nguyên đã có 12 hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ (3-4 lợn nái và 1 lợn đực giống).


Mô hình chan nuôi lợn ở vùng cao
5. Địa bàn có thể áp dụng tại Thái Nguyên
Những hộ gia đình có diện tích rộng (từ 1000 m2) trở lên (Khu chuồng nuôi, khu chăn thả, sản xuất rau xanh, củ quả, ngô, sắn…).

Công nghệ chăn nuôi lợn đặc sản của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Nông lâm có sự hợp tác chặt chẽ với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng…. Vì vậy, có thể khẳng định: với đội ngũ cán bộ khoa học đủ năng lực và giàu kinh nghiệm có thể hướng dẫn, giúp đỡ các cá nhân, tập thể triển khai thành công mô hình chăn nuôi lợn đặc sản thành công. Chúng tôi sẽ giới thiệu các mô hình trang trại điển hình cho bà con tham quan, học tập và cung cấp con giống, đồng thời cung cấp các quy trình công nghệ, bao gồm cả các giải pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm - Sản phẩm hữu cơ
Có thể nói nuôi lợn rừng lai đang là một nghề chăn nuôi mới đầy hứa hẹn cho người ở khu vực miền núi phía Bắc với những ưu điểm chính như: Thích nghi với điều kiện khí hậu miền núi, ít bị nhiễm bệnh, chất lượng thịt ngon, hấp dẫn, đầu tư thấp, thị trường rất tiềm năng, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản, rủi ro ít, sức cạnh tranh với thịt lợn công nghiệp rất cao. Việc nuôi được giống lợn rừng lai không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn có tác dụng tích cực trong việc gìn giữ nguồn gen các giống lợn bản địa vốn đang đứng trước tình trạng bị mai một. Bên cạnh những hộ có trang trại chăn nuôi theo phương thức bán hoang dã thì các hộ trồng rừng có thể kết hợp nuôi lợn thả rông, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, giúp họ gắn bó với rừng.
6. Địa chỉ liên hệ
Nhóm nghiên cứu chăn nuôi lợn theo hướng đặc sản.
PGS.TS. Trần Văn Phùng
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Email: phung.tranvan08@gmail.com
Mobile: 0912 249 218