Tóm tắt: Các tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu thực địa, mô tả, phân tích trong phòng thí nghiệm các mẫu môi trường, nông sản của vùng mỏ sắt Trại cau, tỉnh Thái nguyên đã thấy được sự ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng sắt đến môi trường đất và nước mặt vùng mỏ sắt Trại cau. Cụ thể như sau: Đất nông nghiệp bị ô nhiễm kim loại nặng (KLN), cụ thể: Hàm lượng sắt cao hơn ĐC và QCVN từ 1,5 đến 1,9; hàm lượng Cd cao hơn từ 1,6 đến 2,65; hàm lưpngj Pb cao hơn từ 1,64 đến 2,16. Hàm lượng mùn giảm giảm từ 1,48 đến 2,29 lần. Nước mặt bị thay đổi một số chỉ số hoá sinh như COD, BOD và có ô nhiễm KLN như Pb, Cd và Fe (Pb cao hơn ĐC từ 5,45 đến 28,35; Cd cao hơn từ 16,2 đến 39,4 và sắt cao hơn từ 2,16 đến 3,15 lần) . Một số nông sản được nuôi trồng và khai thác tại vùng mỏ sắt có nguy cơ giảm protein, tăng hàm lượng khoáng, đặc biệt là có tồn lưu một số KLN có hại như chì, cadimi và sắt (Pb cao hơn ĐC từ 1,53 đến 6,7 lần, Cd cao hơn từ 5,5 đến 34,8 lần và Fe cao hơn từ 1,09 đến 2,89 lần). Các tác giả khuyến nghị chính quyền địa phương nên có một kế hoach và quy định nghiêm khắc, cụ thể cho các đơn vị và cá nhân có nhu cầu khai thác quặng để phát triển kinh tế bên cạnh bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững cho địa phương.
Từ khoá: quặng sắt, ô nhiễm, kim loại nặng, Pb, Cd, Fe
Summary
STUDY ON INFLUENCE OF ION ORE EXPLOITING ON ENVIRONMENT AND AGRICULTURAL PRODUCT QUALITY IN TRAI CAU MINE,
THAI NGUYEN PROVINCE
Lương Thị Hồng Vân, Nguyễn Tiến Long, Thái Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thương Tuấn
Institute of life sciences, Thainguyen university
Summary: The authors used method of field research, described and analyzed in laboratory the samples of environmental and agricultural products of Trai cau iron mine, Thai Nguyen province and found out the influence of ion ore expoilting on the soil and surface water in Trai Cau iron mine. Agricultural land was contaminated by heavy metals (higher than the control and Vietnam standard from 1.5 to 1.9 times, for iron, from 1.6 to 2.65 times, for Cd, and from 1.64 to 2.16 times, for Pb) and was reduced the amount of organic matter in soil (from 1.48 to 2.29 times). Surface water had some altered biochemical indicators such as COD, BOD and was contaminated by heavy metals such as Pb, Cd and Fe (Pb content was higher than the control from 5.45 to 28.35; Cd content was higher than the control from 16.2 to 39.4 and iron content was higher than the control from 2.16 to 3.15 times). Some agricultural products were grown in iron ore mining area had danger of decreasing protein content, increasing mineral content, especially having some residual of harmful heavy metals such as Pb, Cd and Fe (Pb content was higher than the control from 1.53 to 6.7 times, Cd content was higher than the control from 5.5 to 34.8 times and Fe content was higher than the control from 1.09 to 2.89 times). The author recommends local authorities have a strict - specific plans and assignments for individuals and orgarnizations that have demand of ore exploiting to economic develop as well as protect environment – maintain the sustainable development for Thai Nguyen province.
Keywords: iron ore, pollution, heavy metals (Pb, Cd, Fe).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1998: Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn, Quyết định số 67 năm 1998/QĐ-BNN-KHCN kèm theo quy trình sản xuất và lưu thông rau sạch của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà Nội.
2. Bộ Y tế, 1998: Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm (ban hành kèm theo quyết định số 867/1998/QĐ - BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 04/04/1998).
3. Bộ Y tế, 2002: Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống (ban hành kèm theo quyết định số 1329/2002/BYT - QĐ ngày 18/04/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
4. Trung tâm Quan trắc và Dữ liệu Môi trường - Cục Bảo vệ Môi trường, 2004: Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, Hà Nội.
5. Lê Văn Khoa, 2001: Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Nông Thanh Sơn, Lương Thị Hồng Vân, 2003: Phương pháp nghiên cứu khoa học ứng dụng trong y - sinh học, Nxb Y học, Hà Nội.
7. Viện chăn nuôi quốc gia/Bộ NN&PTNT (2001). Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc – gia cầm Việt nam. NXB Nông nghiệp, tr128-242)
8 Viện dinh dưỡng/Bộ Y tế (2000). Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam. NXB Y học- tr45-47.
---------------------------------------------
* Tham khảo toàn văn bài viết tại Tạp chí NN&PTNT, số tháng 3/2012, tr 160-164.