banner
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Cơ cấu tổ chức
    • Sứ mệnh lịch sử
    • Quy chế quy định
  • Tin tức
    • Khoa học công nghệ
      • Đề tài - Dự án
      • Quy trình kỹ thuật
      • Sản phẩn KHCN
      • Bài báo khoa học
      • Thông báo
    • Dịch vụ KHCN
      • Liên hệ
        Viện Khoa học sự sống - Nơi hội tụ những niềm tin ! lock Login
        • 1
        • 2
        • 3
        • 4

        Tin tức - sự kiện

        • Công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng ...
        • Cán bộ viên chức Viện Khoa học sự sống ...
        • Bản mô tả nguồn gen cây đậu tương Cúc ...
        • Cán bộ viên chức Viện Khoa học sự sống ...
        • Viện Khoa học sự sống tuyển dụng nhân sự
        • Dịch vụ định danh vi sinh vật
        • Tích cực tham gia công tác chuyển giao tiến ...
        Hotline
        Viện KH sự sống
        (0208) 3753032
        vienkhss@tuaf.edu.vn

        Kết quả thực hiện dự án: Chọn lọc và xây dựng mô hình chăn nuôi giống gà của đồng bào Mông Bắc Kạn

        Đăng lúc: 2015-07-24 10:46:09 - Người đăng bài viết: - Đã Đọc: 973

        Bắc Kạn là tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống ở khu vực các huyện vùng cao, trong đó có đồng bào Mông. Để phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương khu vực vùng cao có nhiều cộng động dân tộc thiểu số sinh sống, UBND tỉnh Bắc Kạn đã phê duyệt và cho triển khai dự án: “Chọn lọc và xây dựng mô hình chăn nuôi giống gà của đồng bào Mông” Dự án do Viện Khoa học sự sống chủ trì thực hiện trong thời gian 3 năm 2011-2013.
        Kết quả sau 3 năm tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ, dự án đã xây dựng được 50 mô hình gà Mông ở 3 huyện vùng cao Ba Bể, Pác Nặm, Ngân sơn với tổng số 1000 gà mái sinh sản và 200 gà trống giống. Dự án cũng đã xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung gà Mông sinh sản ở Trạm thực nghiệm Đồn Đèn với quy mô 200 mái sinh sản và 22 gà trống giống.

        Qua theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật nhận thấy đàn gà Mông nuôi ở Bắc Kan có khả năng sinh trưởng tốt, tỷ lệ nuôi sống cao, các chỉ tiêu sinh sản đạt kết quả tốt: Tỷ lệ sống tới 20 tuần đạt 98,5%, khối lượng 20 tuần tuổi ở con trống là 1,45kg, con mái là 1,23 kg, tỷ lệ đẻ 30% đàn vào tuần tuổi 24,5, khối lượng trứng chọn ấp 48,5g/quả.
        Đàn gà Mông của dự án đang phát huy hiệu quả góp phần cải thiện thu nhập của các hộ gia đình và góp phần bảo tồn khai thác có hiệu quả nguồn gen giống vật nuôi bản địa.

        Tác giả bài viết: PGS.TS. Hoàng Toàn Thắng
        Nguồn tin:

        Những tin cùng chuyên mục

        • Bản mô tả nguồn gen cây đậu tương Cúc bóng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (25/12/2020)
        • Quy định về công tác quản lý khoa học và công nghệ ĐHTN (28/02/2020)
        • Quy định về công tác quản lý khoa học và công nghệ ĐH Nông Lâm (28/02/2020)
        • Nghiên cứu nhân giống lan thạch hộc tía bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào (20/02/2017)
        • Chuyển giao công nghệ sản xuất Nấm Linh chi dược liệu vàng cho cuộc sống (16/09/2016)
        • Nghiên cứu thử nghiệm trồng lan thạch hộc tía thương phẩm (09/08/2016)
        • Cây lan kim tuyến nuôi cấy mô tế bào (24/07/2015)
        • Cây chuối tiêu Tây, chuối Hồng nuôi cấy mô (24/07/2015)
        • Cây ba kích tím nuôi cấy mô tế bào (24/07/2015)
        • Kết quả thực hiện dự án: Chọn lọc và xây dựng mô hình chăn nuôi giống gà của đồng bào Mông Bắc Kạn (24/07/2015)

        ĐỐI TÁC - QUẢNG CÁO