Phòng thí nghiệm Công nghệ Tế bào là đơn vị chuyên môn trực thuộc Viện Khoa học Sự sống. Phòng được thành lập năm 2009, theo quyết định thành lập Viện khoa học sự sống số 852/QĐ – TCCB của Đại học Thái Nguyên ngày 30/9/2009.
Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ tế bào thực vật trong: (1) Sản xuất sinh khối; (2) Nhân nhanh giống cây trồng; (3) Tạo giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu cao. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tế bào động vật trong phát triển công nghệ mô phôi, thụ tinh nhân tạo và sản xuất protein đơn dòng. Sản xuất giống cây bằng công nghệ nuôi cấy mô một số giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp mà thực tiễn sản xuất đang yêu cầu như một số loại hoa, cây cảnh, cây lâm nghiệp, cây nông nghiệp…
I. Giới thiệu chung
Bộ môn Công nghệ Tế bào là đơn vị chuyên môn trực thuộc Viện Khoa học Sự sống. Bộ môn được thành lập năm 2009, theo quyết định thành lập Viện khoa học sự sống số 852/QĐ – TCCB của Đại học Thái Nguyên ngày 30/9/2009.
Từ khi thành lập, Bộ môn đã không ngừng phát triển trên các phương diện chính: Công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học vào sản xuất; Công tác đào tạo; Công tác dịch vụ khoa học công nghệ (Dự án, chương trình chuyển giao khoa học công nghệ)
II. Lĩnh vực hoạt động
Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ tế bào thực vật trong: (1) Sản xuất sinh khối; (2) Nhân nhanh giống cây trồng; (3) Tạo giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu cao.
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tế bào động vật trong phát triển công nghệ mô phôi, thụ tinh nhân tạo và sản xuất protein đơn dòng.
Sản xuất giống cây bằng công nghệ nuôi cấy mô một số giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp mà thực tiễn sản xuất đang yêu cầu như một số loại hoa, cây cảnh, cây lâm nghiệp, cây nông nghiệp…
III. Tiềm lực con người và cơ sở vật chất
III.1 Tiềm lực con người
Trưởng phòng: TS. Nguyễn Văn Hồng
Phòng TN công nghệ tế bào có đội ngũ cán bộ chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ sinh học, khoa học cây trồng và vật nuôi. Số lượng cán bộ, KTV công tác: 05; Biên chế:02; Hợp đồng: 03. Trong đó gồm: 01 PGS. TS, 01 TS, 02 Ths, 01 Cử nhân.
Ngoài ra có đội ngũ cộng tác viên là nhà nghiên cứu của các trường, Viện, Trung tâm thuộc Đại học Thái Nguyên trong lĩnh vực công nghệ tế bào.
Quan điểm xây dựng, phát triển cán bộ: Con người là trung tâm cho việc xây dựng, phát triển.
III.2 Tiềm lực về cơ sở vật chất
Hệ thống phòng thí nghiệm Công nghệ tế bào: Bao gồm các phòng thí nghiệm có đầy đủ máy móc thiết bị (tủ cấy, tủ nuôi, cân phân tích, tủ hấp vô trùng,…v.v) phục vụ công tác nuôi cấy mô tế bào, nhân sinh khối, sản xuất vật chất thứ cấp,…
01 nhà kính công nghệ cao: Nhà kính được nhập khẩu từ Australia có khả năng thay đổi nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng phù hợp với yêu cầu của sản xuất.
02 nhà nilon công nghệ cao: Nhà nilon được Viện nghiên cứu Công nghệ cao về Kỹ thuật Công nghệp xây dựng. Nhà nilon có tác dụng: điều kiển tương đối điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng; ngăn chặn côn trùng, mầm bệnh xâm nhập gây hại cây trồng.
01 nhà lưới công nghệ cao: Nhà được thiết kế và xây dựng dựa trên nhu cầu thực tiễn của Bộ môn. Nhà lưới có tác dụng: điều kiển tương đối điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng; ngăn chặn côn trùng, mầm bệnh xâm nhập gây hại cây trồng.
Ngoài ra, còn có hệ thống vườn ươm (2000 m2) và đất sản xuất (02 ha) phục vụ công tác nghiên cứu và sản xuất của phòng.
IV. Các thành tựu đạt được
* Công tác nghiên cứu khoa học
Các đề tài, dự án đã thực hiện: Dự án cấp nhà nước: 01 dự án; Dự án cấp tỉnh: 01 dự án; Đề tài cấp bộ đã triển khai: 02 đề tài; Đề tài cấp Đại học: 01 đề tài; Đề tài cấp cơ sở: 03 đề tài;Hội nghị, hội thảo đã triển khai: 01.
Các quy trình, ấn phẩm đã ban hành(chủ trì/tham gia): 07 quy trình công nghệ; 01 sách chuyên khảo; 04 bài báo nước ngoài; 15 bài báo cấp quốc gia và đại học.
* Công tác ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất:
Công tác nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào: Làm chủ được quy trình kỹ thuật nhân giống một số cây lâm nghiệp, cây nông nghiệp như: Bạch Đàn, Keo, Ba Kích, chuối, hoa Đồng tiền, hoa lan Hồ Điệp, phi Điệp, Vanda,…. Trong năm 2011, Bộ môn đã sản xuất được 30.000 cây chuối nuôi cây mô cung cấp cho tỉnh Bắc Kạn, 4.000 cây Ba Kích cung cấp cho tỉnh Thái Nguyên.
Công tác nuôi trồng trong nhà kính công nghệ cao: Nuôi trồng thành công một số dòng lan công nghiệp (Hồ Điệp, Van Đa, Monkara, phi điệp,…), lan rừng (Đuôi Chồn , phi Điệp rừng, Đai Châu,….)
Công tác nuôi trồng trong nhà nilon và nhà lưới: Phòng TN đã triển khai các mô hình trồng cây rau thủy canh, Dưa Vàng, Lily,…trong nhà nilon, nhà lưới đạt được kết quả tốt. Năm 2009-2010, đã sản xuất được 1000 cây lan Hồ Điệp, 2000 cây lily phục vụ dịp tết cho người dân tỉnh Thái Nguyên.
* Công tác đào tạo:
Phòng thí nghiệm đã tham gia phục vụ đào tạo ở trình độ đại học và sau đại học. Kết quả thu được như sau: Trình độ tiến sỹ: 01 người; Trình độ thạc sỹ: 03 người; Trình độ Đại học: 01 người .
Ngoài ra Bộ môn đã tổ chức đào tạo sinh viên NCKH và kỹ thuật viên. Tính đến năm 2011 đã đào tạo được: 35 sinh viên thực tập nghề; 09 kỹ thuật viên phòng thí nghiệm.
* Công tác dịch vụ khoa học khoa học và công nghệ:
Phòng thí nghiệm đang tiến hành dự án chuyển giao kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào cho sở Khoa học Công nghệ tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Cao Bằng ...