banner
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Cơ cấu tổ chức
    • Sứ mệnh lịch sử
    • Quy chế quy định
  • Tin tức
    • Khoa học công nghệ
      • Đề tài - Dự án
      • Quy trình kỹ thuật
      • Sản phẩn KHCN
      • Bài báo khoa học
      • Thông báo
    • Dịch vụ KHCN
      • Liên hệ
        Viện Khoa học sự sống - Nơi hội tụ những niềm tin ! lock Login
        • 1
        • 2
        • 3
        • 4

        Tin tức - sự kiện

        • Công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng ...
        • Cán bộ viên chức Viện Khoa học sự sống ...
        • Cán bộ viên chức Viện Khoa học sự sống ...
        • Viện Khoa học sự sống tuyển dụng nhân sự
        • Dịch vụ định danh vi sinh vật
        • Tích cực tham gia công tác chuyển giao tiến ...
        • Thông báo Về việc tuyển nhân sự năm 2020
        Hotline
        Viện KH sự sống
        (0208) 3753032
        vienkhss@tuaf.edu.vn

        Ảnh hưởng của kích dục tố đến sức sinh sản của lợn nái địa phương Nậm Khiếu.

        Đăng lúc: 2017-03-06 08:38:51 - Người đăng bài viết: admin - Đã Đọc: 800

        Tóm tắt: Lợn địa phương Nậm Khiếu được nuôi tại khu vực vùng cao của huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn. Giống lợn này có ưu điểm nổi bật như phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất của khu vực miền núi phía bắc, khả năng chịu đựng kham khổ cao, thích hợp với phương thức chăn nuôi chăn thả, thịt và mỡ lợn thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng, giá bán trên thị trường cao hơn các loại lợn khác. Tuy nhiên, chúng cũng còn nhược điểm như tầm vóc nhỏ, sinh trưởng chậm, chậm động dục, động dục nhưng phối giống không đạt, hoặc phối đạt nhưng đẻ ít con. Đề tài tiến hành trên 32 lợn nái, được chia làm 2 lô (Lô TN sử dụng kích dục tố và lô ĐC) nhằm xác định được ảnh hưởng của việc sử dụng kích dục tố đến sức sinh sản và giải pháp sử dụng kích dục tố trong chăn nuôi lợn nái địa phương Nậm Khiếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng kích dục tố cho lợn nái Nậm Khiếu sau cai sữa có tác dụng kích thích lợn nái động dục và rút ngắn thời gian động dục trở lại (100% lợn nái được tiêm kích dục tố đều động dục trong khoảng thời gian bình quân là 5,31 ngày tính từ ngày cai sữa; trong khi lô đối chứng là 10,19 ngày); Làm tăng số con sơ sinh, số con còn sống/ổ (lô TN đạt bình quân 7,81 con/ổ, lô ĐC chỉ đạt bình quân 7,06 con/ổ); Làm giảm tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn + chi phí kích dục tố/kg lợn con lúc cai sữa và lúc 56 ngày tuổi, tương ứng giảm từ 14,26 và 12,89% theo thứ tự các chỉ tiêu đã kể trên.

        Từ khóa: Kích dục tố, sinh sản, nái địa phương

        Affect of using sexual hormone to the reproduction of Nam Khieu local sows.

        Tran Van Phung, Bui Thi Thơm, Nguyen Van Hien

        Abstract: The Nam Khieu local pigs have been raising in mountainous areas of Pac Nam district – Bac Kan province. This breed has advantages such as adaptation with natural and production conditions, high ability on standing the hard condition, suitable for raising system. Their pork is good and delicious that customers attracted. Nevertheless, they also has disadvantages such as small of stature, low growing rate, slow in heat, low fertilization, few number of piglet born etc. The experiment was conducted on 32 local weaning sows that divided into 2 pilots (The experiment – TN that used the sexual hormone and the control – DC).  The aim of experiment is to identify the affect of sexual hormone to reproduction of the local sows and how to apply sexual hormone in the sow production. The obtained results showed that injection the sexual hormone for the weaned sows stimulated the heat, reduced the time of heating from weaning (The experiment pilot is 5.31 days; the control is 10.19 days). To increase number of piglets born, number of piglet per litter alive after 24 hours (The experiment is 7.81 piglets; the control is 7.06 piglets/litter). To reduce the FCR and feed expenditure per kg of weaning and of 56 day olds (Reducing 14.26 at weaning time and 12.89 % at 56 days old, app. )

        Key words: Sexual hormone, reproduction, local sow.

         

        Chi tiết bài báo: Xem tại Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, tập 158, số 13, 2016, tr. 189-195.

        Tác giả liên hệ: PGS.TS. Trần Văn Phùng. Trường Đại học Nông Lâm - ĐHTN

        Điện thoại: 0912 249 218 Email: phung.tranvan08@gmail.com

        Tác giả bài viết: Trần Văn Phùng, Bùi Thị Thơm, Nguyễn Văn Hiên
        Nguồn tin:

        Những tin cùng chuyên mục

        • Kiểm tra tình hình thực hiện đề tài quỹ gen cấp nhà nước.Khai thác và phát triển Gà Cáy Củm (15/01/2018)
        • Kiểm tra tiến độ Đề tài cấp tỉnh Cao Bằng (15/01/2018)
        • Triển khai đề tài nghiên cứu cây Thất diệp nhất chi hoa (20/04/2017)
        • Ảnh hưởng của kích dục tố đến sức sinh sản của lợn nái địa phương Nậm Khiếu. (06/03/2017)
        • Dự án cấp tỉnh: ứng dụng khoa học và công nghệ trong chăn nuôi lợn rừng lai tại tỉnh Thái Nguyên (17/08/2016)
        • Đề tài quỹ gen cấp NN: bảo tồn và phát triển giống ngựa bạch Việt Nam (13/07/2016)
        • Nghiệm thu cấp tỉnh dự án“Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất giống và chăn nuôi lợn rừng lai tại Tuyên Quang” (08/06/2016)
        • Nghiên cứu ảnh hưởng của việc khai thác quặng sắt đến môi trường và chất lượng nông sản tại khu vực mỏ sắt trại cau Thái nguyên (24/07/2015)
        • Đánh giá hiện trạng và một số giải pháp kỹ thuật để phát triển Nấm hương đặc sản tỉnh Bắc Kạn (24/07/2015)
        • Mở rộng mô hình chăn nuôi giống lợn địa phương đặc sản tại tỉnh Bắc Kạn (24/07/2015)

        ĐỐI TÁC - QUẢNG CÁO